TRANG CHỦ

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

* TỪ CHUYỆN CÁI CÂN - Tiểu luận Trúc Thanh Tâm




    TỪ CHUYỆN CÁI CÂN

      Đã từ lâu, những người tiêu dùng mà nhất là những bà nội trợ, thường kêu ca rất nhiều về cái cân, mà chủ yếu là sự sai lệch của nó. Sự sai lệch rất phổ biến, từ những quầy hàng tư nhân đến cả quốc doanh, hợp tác xã. Đáng ngại nhất là cái cân thu mua và bán hàng. Ôi thôi, đầy đủ mánh khóe để làm sai lệch nó. Sự kiện nầy là do nơi cái cân và quả cân thiếu chính xác, mà điều muốn nói là thủ đoạn của người cầm cân. 

      Đã có nhiều biện pháp để giải quyết tình trạng nầy, nhưng thử hỏi đã xử lý được bao nhiêu ? Trách nhiệm nầy quy cho ai ? Kiểm tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng có sát sao chưa ? Hay biện pháp xử lý của cơ quan trách nhiệm chưa cương quyết, còn quá lỏng lẻo và thả nổi ? Đôi lúc chỉ phạt vạ những người sử dụng cân sai hoặc cao hơn là tịch thu cái cân. Sau đó, những tập tục và những cái cân sai lệch vẫn trở lại thị trường. Thử hỏi bao giờ hết tình trạng nầy ? Và, ai sợ những cái phạt vạ, xử lý với hình thức đó ? Nếu đứng về một khía cạnh nhỏ mà nhìn thì sự sai lệch không đáng là bao, nhưng với số lượng to thì sự sai lệch thật ghê gớm !
      Thiết nghĩ, thường những cái sai lệch lớn luôn bắt đầu từ cái sai lệch nhỏ mà ra. Vì thế, chúng ta đừng nên khinh thường những cái coi là nhỏ nhặt trong xã hội. Bởi những nhỏ nhặt xem thường ấy mà tác hại rất lớn trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước ta hiện nay.
      Nói đến cân, bắt buộc mỗi người chúng ta phải suy nghĩ. Từ những lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức đến cả quần chúng nhân dân, mỗi người trong mọi tầng lớp đều có cái cân. Đó là cái cân trách nhiệm. Nhưng trách nhiệm không cũng chưa đủ mà phải kèm theo năng lực và đạo đức nữa mới làm chính xác được cho một chiếc cân.
      Thử hỏi trong mỗi người chúng ta " chiếc cân " ấy đã đúng chưa ? Mà quan trọng là " chiếc cân " của người lãnh đạo và chỉ huy. Ai sẽ là người giám định những chiếc cân nầy ? Đừng để chiếc cân công lý của mình bị sai lệch, luôn phải đẩy lùi và xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực để lành mạnh hóa các quan hệ công bằng xã hội.
      Việc phê bình công khai trên báo chí, nói thẳng, nói thật, chống tiêu cực là quyền chính đáng của mọi công dân. Đây là một cách thử lại chiếc cân trong mọi người chúng ta .

TRÚC THANH TÂM


* Báo Pháp Luật TP, đăng số 3 ( 69 ), ngày 13.01.1992




TRANG GIAO LƯU :

1. Here - Văn Đàn Việt
2. Here - Thất Sơn Châu Đốc
3. Here - Văn Nghệ Quảng Trị
4. Here - Sáng Tạo
5. Here - Văn Nghệ Bông Tràm
6. Here - Chu Vương Miện


    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét