NHỚ CỦ SẮN LÙI NGÀY MƯA
Cơn
mưa mùa đông tràn về làm lòng tôi lại thao thức một nỗi buồn da diết.
Những giọt đắng trong con tim thật bồi hồi lặng lẽ. Những ngày mưa kéo
dài đọng lại trong tâm thức tôi sâu đậm nhất mà có lẽ sẽ đi theo tôi
suốt đời đó là hình ảnh củ sắn lùi đong đầy hơi ấm trong căn bếp nhỏ.
Có
lẽ vì cái nghèo vẫn còn ngự trị ở một miền quê đầy lam lũ. Những thửa
ruộng nhỏ mỗi nơi một miếng không thể đủ lương thực vào những ngày đông
giá rét. Suốt đời làm quần quật ngoài bờ trên nương cũng không đủ cái ăn
cho năm đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Ngay từ tháng bảy, tháng tám ba
tôi đã phải tranh thủ cuốc đất trồng sắn để giải quyết lương thực vào
những ngày mưa dầm mưa dề. Nhìn những cây sắn nhú mầm, rồi lớn lên mà ai
nấy cũng phải xót lòng, quặn thắt ruột gan. Mầm xanh của sắn đã nuôi
lớn tuổi thơ, cho tôi quý trọng cuộc sống, thêm yêu từng hạt gạo trắng
ngần. Mỗi lần nhớ lại nồi cơm chỉ có một lon gạo nhưng được độn cả mấy
khúc sắn mà nước mắt lại rơi lã chã lúc nào không hay…
Mùa
mưa những người nông dân như ba tôi không làm gì ra tiền, hầu như thu
nhập của gia đình đều trông chờ vào những ngày ba vào rừng bứt mây, lam
lũ, nặng nhọc. Vất vả là thế, đắng cay là thế, ba vào rừng từ sáng sớm
có khi đến tối mịt mới về nhưng không khá khẳm hơn là mấy, ly rượu cay
của ba mỗi chiều cũng không thể khỏa lấp nỗi cực nhọc hiện lên gò má.
Lặng nhìn nhau, năm anh em chúng tôi ăn thức ăn chủ yếu là cá mặn, cá
thính và thậm chí có bữa còn ăn món muối nướng... Có lẽ vì thế mà tôi sợ
mùa đông, sợ những cơn mưa ngày...
Sáng
sớm, mưa vẫn còn chưa dứt, nước lũ ngập tràn khắp nơi. Mẹ và tôi lại đi
nhổ sắn. Hình ảnh người mẹ khom lưng nhổ sắn cho cả đàn con thật sự
khắc khoải trong lòng tôi. Sắn sau khi rửa sạch đất cát một vài củ được
luộc còn lại được nướng trong than hồng. Ánh lửa bập bùng trong sương
sớm đốt cháy những củ sắn, đốt cháy tấm lòng của mẹ, đốt cháy nỗi niềm
có khi nào day dứt. Những củ sắn lùi lần lượt được kéo ra để chúng tôi
ăn đi học. Mặc dù ngày nào cũng phải chén sắn nhưng ai nấy cũng ăn ngon
lành. Con nhà nông không có lông cũng có cánh, đã rèn luyện cho mỗi
đứa trẻ thói quen chịu đựng dù có ngán cũng ráng ăn để no cái bụng, ăn
lấy sức để lấy cái con chữ mà dựng xây tương lai, ba mẹ lúc nào cũng
khuyên răn các con mình như thế. Mẹ tôi cầm củ sắn lùi vẫn còn dính một
màu đen của than thong thả gỡ vỏ, đuốc cho những đứa con thơ dại... Dù
không nói ra nhưng chúng tôi đều rất “thèm cơm”. Rồi những ngày cơn lũ
như bớt hung dữ hơn, nước rút về phía hạ du, bố tôi tranh thủ với chiếc
nơm cá, còn mẹ tôi đi soi ếch đồng. Thế rồi, bữa tối hôm đó cả gia đình
quây quần bên bếp lửa có cơm và thịt. Niềm vui của chúng tôi chỉ giản
đơn như vậy. Giờ đây tất cả đã lùi vào dĩ vãng nhưng kí ức dâng trào
mỗi khi đông về làm lòng tôi không khỏi nghẹn ngào. Buổi cơm thực sự
ấm áp và vui vẻ nhưng nước mắt của ba mẹ đã rơi lã chã tự lúc nào...
Giờ
đây cuộc sống phát triển khiến nhiều người ngán cơm thèm sắn. Nhưng đối
với tôi sắn lại là món đặc biệt nhất trong cuộc đời, nơi chan chứa tình
thương của mẹ, nơi đong đầy giọt mồ hôi rơi của ba, nhìn thấy sắn tôi
không thể nào cầm lòng trong những ngày mưa không nhìn thấy ánh mặt
trời...
PHAN NAM
( Đà Nẵng )__
PHAN NAM
Tên thật : Phan Văn Nam
Quê quán: Tiên Phước , Quảng Nam
CMND: 205783737
Email: phanvannamsp@gmail.com
Phone: 01686 642 109
Hiện đang học lớp báo chí k13 CBC, Trường ĐH sư phạm ( Đà Nẵng )
Con xin cảm ơn chú Trúc Thanh Tâm đã đăng bài và thông báo cho con.
Trả lờiXóaNhững bài viết đầu tay nên còn khá non nớt - mong được góp ý ạ
Chúc chú có tác phẩm, nhiều vần thơ hay cho đời
Con xin chân tình cảm ơn
Kính,
Phan Nam