Giáng Sinh đã đến ! Cứ đón mãi Giáng
Sinh trong nước thôi cũng chán nhỉ ? Thế thì chúng ta cùng " đón Giáng
Sinh " ở nhiều nước khác nhau trên thế giới nhé !
1. Giáng Sinh ở Canada
Ở Canada, từ
năm 1875 trở đi, Giáng Sinh đã mất đi đặc tính tôn giáo cần thiết của
nó, ít nhất là đối với những người nói tiếng Anh và giới trung lưu. Dần
dà, ngày lễ này trở thành một lễ hội cộng đồng, là cuộc “hội hè đình
đám” của nhiều gia đình. Nhiều phong tục mới bắt đầu… nảy nở. Từ đó, cây
thông Giáng Sinh trang hoàng lộng lẫy, hang đá với những nhân vật bằng
nhựa hoặc đất, những món quà và tiệc Giáng Sinh trở thành một phần trong
truyền thống gia đình.
Vào ngày 24
tháng 12 (Christmas Eve), thường thì mỗi gia đình sẽ ăn tối với gà tây.
Đến giữa đêm, Santa Clause (Ông già Noel) sẽ leo ống khói vào nhà và
đặt quà dưới cây thông. Sau đó ông quay lại ống khói và bay trong không
trung đến những ngôi nhà kế tiếp bằng một cỗ xe do 9 con tuần lộc kéo.
Vào ngày Giáng Sinh, tất cả các món quà đều được mở.
2. Giáng Sinh ở Ấn Độ
Những người
theo đạo Thiên Chúa ở Ấn Độ trang trí cây xoài hoặc cây chuối vào mùa
Giáng Sinh. Đôi khi họ cũng trang trí nhà cửa bằng lá xoài. Ở một số
vùng của Ấn Độ, người ta dùng đèn dầu bằng đất sét để trang trí cho
Giáng Sinh. Đèn được đặt ở mép mái nhà và trên vách tường. Nhà thờ thì
được trang trí bằng cây trạng nguyên và được thắp nến vào buổi tối Giáng
Sinh.
3. Giáng Sinh ở Nhật Bản
Giáng Sinh
được những người truyền giáo du nhập vào Nhật. Trong nhiều năm, chỉ có
một số ít người tin vào đạo Thiên Chúa mới tổ chức lễ. Nhưng hiện nay,
mùa Giáng Sinh ở Nhật Bản chứa đầy ý nghĩa và gần như được truyền hình
trực tiếp khắp thế giới. Trao đổi quà tặng có vẻ là một hành động có sức
thu hút mạnh mẽ đối người Nhật. Có rất nhiều loại dành cho nam, nữ và
trẻ em, đặc biệt là trẻ em.
Họ cũng du
nhập rất nhiều phong tục truyền thống của phương Tây vào ngày lễ Giáng
Sinh. Ngoài trao đổi quà tặng, họ còn ăn gà tây. Một số nơi còn có cây
thông Giáng Sinh chung. Họ trang trí nhà cửa bằng cây xanh và cây tầm
gửi, có khi còn hát bài hát mừng Giáng Sinh nữa.
Ở Nhật có
một vị thần tên gọi Hoteiosho, gần giống như Ông Già Noel. Người ta luôn
hình dung ông là một ông già hiền hậu có vác một cái túi khổng lồ. Ông
có đôi mắt ở sau đầu để quan sát những đứa trẻ khi ông đi khắp nơi.
4. Giáng Sinh ở Nga
Thánh
Nicholas đặc biệt nổi tiếng ở Nga. Truyền thuyết kể rằng vị hoàng tử
Vladimir sống ở thế kỷ thứ 11 đã du hành đến Constantinople để được rửa
tội, và quay về quê hương cùng những câu chuyện huyền bí về Thánh
Nicholas ở trấn Myra. Kể từ đó, nhiều Giáo Hội Chính Thống Đông Phương
được đặt theo tên của Thánh, cho đến nay cái tên Nicholas là một trong
những tên phổ biết nhất của con trai Nga. Câu chuyện về Thánh Nicolas
được truyền tụng trong nhiều thế kỷ. Nhưng sau cuộc cách mạng,
ngày lễ vinh danh Thánh Nicolas bị cấm. Các truyền thống tôn giáo khác
cũng bị cấm trong kỷ nguyên nầy.
Trước cách
mạng, một nhân vật mang tên Babouschka đem quà đi tặng cho trẻ em. Giống
như nhân vật La Befana của Ý, Babouschka không hoàn thành nhiệm vụ cung
cấp thực phẩm và nơi cư trú cho 3 người đàn ông thông minh trên đường
đến thăm Con của Chúa. Theo truyền thống, bà vẫn lang thang đến vùng quê
tìm kiếm Con của Chúa và viếng thăm nhà của những đứa trẻ trong suốt
mùa Giáng Sinh. Babouschka không bao giờ hoàn toàn biến mất, và ngày nay, bà đã công khai quay lại. Cây thông Giáng
Sinh người dân vẫn tiếp tục
trang hoàng cho cây " Năm Mới " của họ.
Vào bữa tối
của ngày trước Giáng Sinh, người ta không ăn thịt, nhưng có tổ chức lễ
hội. Món ăn chính là món cháo đặc đặc biệt gọi là kutya. Món này được
làm từ hạt lúa mì hoặc ngũ cốc (tượng trưng cho hy vọng và sự trường
tồn), mật ong và hạt cây anh túc (có ý nghĩa hạnh phúc, thành công và
bình yên). Sẽ có một buổi lễ ban phước cho nhà được cử hành. Lúc đó có
một linh mục theo sau là những cậu bé tay giữ ly nước thánh đi vào nhà
và phẩy nước thánh vào mỗi phòng. Người ta sẽ ăn món kutya trong một
chiếc đĩa chung, tượng trưng cho sự đoàn kết.
5. Giáng Sinh ở Phần Lan
Ở Phần Lan,
Giáng Sinh được tổ chức từ ngày 24 đến 26 tháng 12. Ngày Chủ Nhật đầu
tiên trong tháng 12 (còn được gọi là Mùa Vọng) khởi đầu cho mùa Giáng
Sinh ở Phần Lan. Cũng như những nơi khác, các cửa hiệu bắt đầu bày bán
các loại hàng hóa trang trí, quà tặng,…
Ở các vùng
quê, những người nông dân thường gói ngũ cốc, hạch và hạt giống lại
thành từng bó, lượm và cột lên cây, đặt cái cây đó vào trong vườn cho
chim ăn. Chỉ sau khi chim ăn xong, họ mới ăn bữa tối Giáng Sinh.
Bữa tối
Giáng Sinh truyền thống ở Phần Lan thường bắt đầu khi ngôi sao đầu tiên
xuất hiện trên bầu trời, trong khoảng 5-7pm. Thường có các món heo quay
hoặc thịt đùi nướng và rau. Món chính là cá tuyết nấu được rắc tiêu
Jamaica, khoai tây luộc và sốt kem. Đây là món ăn công phu được chuẩn bị
trước 1 tuần. Đi lễ đêm Giáng Sinh cũng là một truyền thống quan trọng.
Nhiều gia đình Phần Lan còn đi thăm mộ để tưởng nhớ người thân. Tất
nhiên, lễ hội cũng không thể thiếu những bài hát mừng Giáng Sinh!
6. Giáng Sinh ở Brazil
Ở Brazil, Giáng Sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất, được tổ chức vào ngày 25 tháng 12.
Vì có dân
số đa văn hóa nên các hoạt động lễ hội ở quốc gia này bị ảnh hưởng bởi
phương thức vô thần. Từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha, Brazil vẫn duy
trì một số phong tục Giáng Sinh trước đây. Đáng chú ý là việc tạo dựng
hình ảnh Chúa Giáng Sinh [hang đá], hay còn được gọi là “Presepio” [có
nghĩa là giường rơm Jesus nằm sau khi sinh tại Bethlehem]. Đến tháng 1,
các hang đá cùng với cây thông và đèn trang trí đều được tháo dở.
Vào ngày trước Giáng Sinh, hàng ngàn người theo đạo Thiên Chúa tham gia vào “Missa do Galo” [Thánh Lễ Nửa Đêm].
Cũng như
các quốc gia khác, người dân Brazil cũng trang trí cây thông Noel trong
nhà với đèn, những quả cầu nhựa và thủy tinh. Nổi bật nhất là cây thông
Giáng Sinh khổng lồ làm bằng đèn điện. Những “cây thông” kiểu này lung
linh trên nền trời tại các thành phố lớn như Brasilia, São Paulo, và Rio
de Janeiro đến hết mùa lễ.
Một phong
tục truyền thống khá phổ biến nữa là hát mừng Giáng Sinh. Người ta hát
nhiều bài thánh ca khác nhau suốt mùa để tưởng nhớ đến Chúa Cứu Thế. Bài
hát nổi tiếng nhất là “Noite Feliz” (Silent Night).
Bữa ăn tối
truyền thống gồm có món gà tây quay, rau củ và trái cây. Thường thì còn
có thêm bia và rượu. Ngoài ra còn có bánh hạnh nhân của Ý (Panetone) và
bánh mì ngọt (Stollen) của Đức. Nếu là một bữa tiệc lớn, người ta thường
đãi gà tây, thịt đùi lợn, gạo màu, rau tươi và trái cây. Những người
kém may mắn thì ăn tối với gạo và gà hoặc đậu. Ở một số vùng, tiệc bắt
đầu trong ngày trước Giáng Sinh vào lúc 9pm, còn tại những nơi khác thì
tiệc diễn ra lúc nửa đêm và trẻ em được ăn trước.
Trừ những lúc nhiệt độ lên cao và không có tuyết, thì Giáng Sinh ở Brazil khá giống như ở Mỹ.
7. Giáng Sinh ở Chile
Giáng Sinh ở
Chile khá giống với ở Mỹ, tuy tháng 12 nhiệt độ của thời tiết không
giống như Mỹ. Vì thế, người Chile đón một mùa Giáng Sinh “ấm”, trái
ngược với các quốc gia phương Tây.
Các buổi lễ
được tổ chức suốt mùa Giáng Sinh, nhưng những buổi thánh lễ thực sự thì
bắt đầu từ 9 ngày trước ngày Giáng Sinh. Đó là lúc người Chile bắt đầu
một buổi lễ cầu nguyện đặc biệt cùng với thánh lễ gọi là "Novena" - một
nghi lễ Thiên Chúa của La Mã. Trong 9 ngày trước Giáng Sinh này, mỗi một
con chiên ngoan đạo trên toàn quốc đều cầu nguyện hàng ngày.
Vào ngày
trước Giáng Sinh, người dân đi Lễ Nửa Đêm. Sau đó là ăn bữa tối cùng với
mọi người trong gia đình. Có thể nói đây là dịp để mọi người quây quần
bên nhau, thăm gia đình và họ hàng ở xa…
Để chuẩn bị
cho ngày này, trước đó 1 tháng người ta thường trang hoàng nhà cửa bằng
đèn và bong bóng. Cây thông Noel được dựng lên 1 hoặc 2 ngày trước ngày
lễ và được trang trí bằng những hình nhân đất sét, gọi là “pesebre”.
Người ta cũng dựng lại hang đá nơi Chúa được sinh ra bằng tượng đất sét
hoặc gỗ.
Đây cũng là
dịp nhiều người đi nghỉ. Khí hậu ấm áp thích hợp cho một kỳ nghỉ ở bãi
biển, đi leo núi hoặc lướt ván, hay thậm chí là một hành trình ngắn đến
những điểm du lịch gần.
8. Giáng Sinh ở Scotland
Truyền
thống tổ chức Giáng Sinh ở đây bị cấm trong gần 400 năm cho đến những
năm 1950. Mãi cho đến năm 1958, khi lễ Giáng Sinh được tuyên bố là ngày
công lễ, thì người dân ở đây vẫn đi làm bình thường, còn trẻ em thì được
quà tặng. Thậm chí cho đến nay, lễ Giáng Sinh truyền thống cũng không
được coi trọng lắm, vì Giáo Hội Scotland – Giáo Hội Trưởng Lão – không
mấy "nhiệt tình" với ngày lễ này. Còn các thành viên của Giáo Hội Anh
thì tổ chức ngày lễ trong yên lặng vì người Anh không thích ồn ào và phô
trương. Các phong tục Giáng Sinh ở Scotland tương tự như của Mỹ, tuy
nhiên họ vẫn có những phong tục riêng khá thú vị.
Quà Giáng
Sinh được bày bán từ rất sớm, ngay trước ngày Halloween. Càng gần ngày
thì càng xuất hiện nhiều đèn đóm và cây Giáng Sinh lộng lẫy ở các thành
phố lớn. Trước Giáng Sinh vài ngày, các thanh thiếu niên trong vùng đập
bể từng cái từng bóng đèn, chỉ để lại 1 hoặc 2 bóng ở trên ngọn cây
trước đêm Christmas Eve. Trẻ em ở đây rất háo hức đón chờ Giáng Sinh.
Chúng đếm ngược trên những tấm lịch đặc biệt do chính tay chúng làm.
Chúng còn viết thư nói “bóng gió” đến món quà mà chúng thích rồi gửi đến
cho Santa Claus ở Lapland. Một cách để gửi thư đi là ném vào lò sưởi.
Người ta tin rằng bức thư này sẽ bay lên từ ống khói và truyền thẳng đến
tay Santa Claus.
Ngoài việc
trang trí nhà cửa, người dân Scotland còn tổ chức ăn trưa ngoài trời.
Món ăn chính là bánh trái cây (làm từ trái cây, quả hạnh, gia vị và một
ít rượu Whisky), bánh khô (bánh phơi khô dưới ánh mặt trời) và bánh mì
không men (làm từ bột yến mạch). Ngoài ra còn có bánh putđinh nhân nho
khô, bánh thịt băm, vịt nướng tẩm gia vị, cá hồi xông khói với tôm
panđan và súp hải sản. Một số người không thích trái cây thì ăn bánh
Yule - một loại bánh sôcôla của Thụy Điển.
9. Giáng Sinh ở Anh
Ở hầu hết
các quốc gia thuộc Vương Quốc Anh, người ta thường làm vòng hoa thánh
bằng 3 cây nến hồng, 1 cây nến trắng và 1 cây nến tím. Người người nhà
nhà đều dựng cây thông và trang hoàng nhà cửa. Ở Anh, trang trí cây
thông Noel đã phổ biến từ những năm 1850. Đến ngày 6 tháng 1 thì tất cả
các vật trang trí đều được dở xuống. Người ta nói rằng sẽ gặp xui xẻo
nếu để lại những vật trang trí này sau ngày này.
Bữa tối
truyền thống vào đêm Giáng Sinh ở Anh rất bắt mắt với món chính là gà
tây nướng ăn với rau và nước sốt. Món tráng miệng thường là bánh putđinh
có nhiều trái cây và nước sốt rượu brandy. Trẻ em thì được nhận quà từ
Ông Già Noel với hình tượng mặc chiếc áo choàng đỏ-xanh. Quà thường được
mở trong ngày Giáng Sinh trước buổi chiều.
Vào ngày
trước Giáng Sinh, mọi người đến nhà thờ và thánh đường để đi Lễ Nửa Đêm.
Ở London và nhiều tỉnh thành khác, có rất nhiều nhà hát diển kịch câm
đặc biệt dành cho trẻ em, không dựa trên những câu chuyện trong Kinh
Thánh mà dựa vào những câu chuyện nổi tiếng dành cho thiếu nhi như Cô Bé
Quàng Khăn Đỏ và Aladin.
Ở Anh, ngày
sau Giáng Sinh được gọi là ngày Boxing Day, được đặt tên như thế là vì
những cậu bé thường sẽ đi quanh quẩn thu tiền bỏ trong những chiếc hộp
đất. Boxing Day vẫn được tổ chức ở Anh và được gọi là Bank Holiday. Nếu
ngày này rơi vào cuối tuần thì khi đó một ngày Bank Holiday đặc biệt sẽ
được tổ chức vào thứ Hai.
10. Giáng Sinh ở Ý
Ở Ý, mùa
Giáng Sinh diễn trong 3 tuần, bất đầu từ trước Giáng Sinh 8 ngày, gọi là
Novena và kéo dài cho đến sau ngày Lễ Chúa Jesus Hiện Ra (Feast of
Epiphany).
Các truyền
thống Giáng Sinh của Ý ảnh hưởng mạnh bởi tôn giáo Thiên Chúa. Khởi đầu
cho Mùa Thánh là tiếng súng đại bác nổ từ lâu đài Saint Angelo ở La Mã. 8
ngày trước Giáng Sinh, một buổi lễ đặc biệt sẽ bắt đầu và kết thúc vào
ngày Giáng Sinh. Buổi lễ đặc biệt này được gọi là Novena, tham gia có
nhiều người cầu nguyện trong suốt 9 ngày liên tiếp.
Vào ngày 8
tháng 12, ngày Immacolata, người ta sẽ dựng "Presepio" (máng lừa) và cây
thông Giáng Sinh, tái hiện lại khung cảnh Chúa được sinh ra đời với
hình ảnh Gia đình Thánh và Chúa con nằm trên chuồng ngựa. Khi đêm dần
xuống, đèn được thắp lên quanh máng lừa, người người câu nguyện, trẻ em
đọc thơ… Những vị khách vãng lại quỳ trước máng lừa, nhạc công hát… Đến
ngày 6 tháng 1, cả máng lừa lẫn cây thông Noel đều được dở xuống trước
buổi tối.
Mọi người
đều phải ăn chay trường 1 ngày trước Giáng Sinh. Bữa tối đêm trước Giáng
Sinh không có thịt, chủ yếu là cá. Tuy món ăn khác nhau theo từng vùng,
nhưng món đầu tiên trong một bữa tiệc Giáng Sinh hoặc là Lasagna,
Cannelloni hoặc món Pasta Timbale. Thịt nướng trộn hoặc bò nướng là món
ăn thứ 2. Ăn cùng còn có nhiều loại bơ, trái cây (khô hoặc tươi), kẹo,
tất cả đều được trộn vào rượu vang đỏ chất lượng tốt. Món kẹo điển hình
nhất trong ngày Giáng Sinh là Torrone – có mật ong hoặc sôcôla hoặc quả
hồ trăn. Bánh Giáng Sinh gọi là Panettone, có nho khô và trái cây tẩm
đường. Sôcôla cũng nằm trong thực đơn chính.
Vào buổi
trưa Giáng Sinh, mọi người sẽ tập trung tại quảng trường Vatican để được
Đức Giáo Hoàng ban phước. Bữa trưa, người ta ăn món Tortellini in
Brodo. Còn ở miền Trung nước Ý, người ta ăn Cappone [gà tây]. Tiếp đó
mọi người sẽ chuẩn bị cho Năm Mới !
( Trúc Thanh Tâm - Sưu Tầm )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét